HĐPHPBGDPL - BAN TƯ PHÁP CHƯƠNG TRÌNH TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TRÊN HỆ THỐNG TRUYỀN THANH CỦA ĐỊA PHƯƠNG NĂM 2022 Quang Vĩnh, ngày 06 tháng 4 năm 2022 ĐỀ CƯƠNG TUYÊN TRUYỀN 1 SỐ ĐIỀU NGHỊ ĐỊNH 90/2017 XỬ PHẠT HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC THÚ Y Điều 1. Phạm vi điều chỉnh 1. Nghị định này quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính, thẩm quyền xử phạt và thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y. 2. Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y quy định tại Nghị định này bao gồm: a) Vi phạm quy định về phòng bệnh, chống dịch bệnh cho động vật; b) Vi phạm quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; c) Vi phạm quy định về kiểm soát giết mổ động vật trên cạn; sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật; kiểm tra vệ sinh thú y; d) Vi phạm quy định về quản lý thuốc thú y; đ) Vi phạm quy định về hành nghề thú y. 3. Các hành vi vi phạm hành chính khác liên quan đến lĩnh vực thú y không quy định tại Nghị định này thì áp dụng theo quy định tại các nghị định khác của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước có liên quan để xử phạt. Điều 2. Đối tượng áp dụng 1. Nghị định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính liên quan đến lĩnh vực thú y trên lãnh thổ Việt Nam. 2. Người có thẩm quyền lập biên bản, xử phạt vi phạm hành chính và các cá nhân, tổ chức khác có liên quan. Điều 7. Vi phạm về phòng bệnh động vật trên cạn 1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi không thực hiện việc phòng bệnh bằng vắc xin hoặc các biện pháp phòng bệnh bắt buộc khác cho động vật. 2. Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: a) Không tiêm phòng vắc xin phòng bệnh Dại cho động vật bắt buộc phải tiêm phòng; 3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi không thực hiện cách ly, chăm sóc, chữa bệnh cho động vật mắc bệnh, có dấu hiệu mắc bệnh, trừ trường hợp cấm chữa bệnh hoặc phải giết mổ, tiêu hủy bắt buộc. 4. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: a) Không thực hiện việc giám sát dịch bệnh động vật tại cơ sở theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y; b) Không theo dõi, ghi chép quá trình phòng bệnh, chữa bệnh, chống dịch bệnh động vật. 5. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi mua bán, tẩy xóa, sửa chữa Giấy chứng nhận tiêm phòng cho động vật. 6. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi không chấp hành việc lấy mẫu giám sát định kỳ đối với một số bệnh truyền lây giữa động vật và người; gia súc giống, gia cầm giống và bò sữa theo quy định. 7. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: a) Giết mổ, mua bán động vật mắc bệnh, có dấu hiệu mắc bệnh, động vật chết, sản phẩm động vật mang mầm bệnh thuộc Danh mục bệnh động vật phải công bố dịch; b) Chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung, ấp nở trứng gia cầm hoặc kinh doanh gia súc, gia cầm tại địa điểm không theo quy hoạch hoặc không được cơ quan có thẩm quyền cho phép. 8. Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu Giấy chứng nhận tiêm phòng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 5 Điều này. 9. Biện pháp khắc phục hậu quả: a) Buộc phải lấy mẫu, xét nghiệm bệnh động vật đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 6 Điều này; b) Buộc tiêu hủy động vật, sản phẩm động vật đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 7 Điều này. Điều 8. Vi phạm về chống dịch bệnh động vật trên cạn 1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối hành vi không tuân thủ hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y khi chữa bệnh cho động vật trong ổ dịch, vùng có dịch. 2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: a) Chăn thả động vật mắc bệnh dịch ở các bãi chăn chung; b) Không chấp hành việc sử dụng vắc xin hoặc các biện pháp phòng, chống dịch bắt buộc khác tại vùng có dịch. 3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi vận chuyển động vật, sản phẩm động vật từ cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh hoặc cơ sở đã được giám sát dịch bệnh động vật không tuân thủ tuyến đường vận chuyển ra khỏi vùng có dịch theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y. 4. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: a) Giết mổ, lưu thông, buôn bán động vật, sản phẩm của động vật dễ nhiệm bệnh dịch đã công bố trong vùng có dịch không theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y; b) Dừng phương tiện vận chuyển động vật hoặc thả động vật xuống vùng có dịch trong khi chỉ được phép đi qua; c) Không thực hiện xử lý, vệ sinh, khử trùng, tiêu độc sau giết mổ đối với cơ sở giết mổ, dụng cụ giết mổ, chất thải của động vật bị giết mổ bắt buộc; d) Sử dụng phương tiện vận chuyển động vật đi giết mổ bắt buộc không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y; đ) Giết mổ, xử lý động vật, xác động vật mắc bệnh, có dấu hiệu mắc bệnh, sản phẩm động vật mang mầm bệnh thuộc Danh mục bệnh động vật phải công bố dịch không theo hướng dẫn của cơ quan thú y. 5. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: a) Vận chuyển, buôn bán động vật, sản phẩm của động vật bị nhiễm bệnh dịch đã được công bố trong vùng bị dịch uy hiếp, vùng đệm; b) Mang đi tiêu thụ thân thịt, phụ phẩm, sản phẩm khác của động vật bị giết mổ bắt buộc chưa được xử lý bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y; c) Chăn nuôi hoặc xuất bán động vật mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khi cơ quan thú y có thẩm quyền đã yêu cầu phải giết mổ bắt buộc hoặc tiêu hủy; d) Không tiêu hủy, giết mổ bắt buộc động vật mắc bệnh, có dấu hiệu mắc bệnh, động vật chết theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y. 6. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi đưa vào vùng bị dịch uy hiếp, vùng đệm trên lãnh thổ Việt Nam động vật mẫn cảm với dịch bệnh đang xảy ra ở nước có chung đường biên giới và sản phẩm của chúng. 7. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi đưa vào vùng bị dịch uy hiếp, vùng đệm trên lãnh thổ Việt Nam động vật mắc bệnh với bệnh dịch đang xảy ra ở nước có chung đường biên giới và sản phẩm của chúng. 8. Biện pháp khắc phục hậu quả: a) Buộc tiêu hủy động vật mắc bệnh đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này; b) Buộc tiêu hủy động vật, sản phẩm động vật đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a và điểm đ khoản 4, khoản 5, khoản 6 và khoản 7 Điều này. Điều 21. Vi phạm về vệ sinh thú y đối với giết mổ động vật nhỏ lẻ; sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật nhỏ lẻ 1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi người trực tiếp tham gia giết mổ động vật, sơ chế, chế biến sản phẩm động vật không bảo đảm tiêu chuẩn về sức khỏe và vệ sinh thú y trong quá trình thực hiện. 2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi trang thiết bị, dụng cụ, nước sử dụng không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y trong quá trình giết mổ, sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật. . Trên đây là những nội dung cơ bản của Nghị định 90/2017, ngày 31/7/2017 , có hiệu lực thi hành ngày 15 tháng 9 năm 2017. Phê duyệt nội dung Biên soạn nội dung CHỦ TỊCH HĐPHCTPBGDPL CÁN BỘ TƯ PHÁP HÀ VĂN DẦN Phạm Thị Cẩm Tú

Tệp đính kèm


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



 Bình luận


Mã xác thực không đúng.
    Bản đồ hành chính
     Liên kết website
     Bình chọn
    Thống kê: 84.647
    Online: 1