UBND XÃ QUANG VĨNH

---µ---

 

TÌM HIỂU QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ

HÀNH VI THAM NHŨNG

 

(Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2007, 2012; Bộ luật Hình sự 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009 và Nghị định 59/2013/NĐ-CP ngày 17/6/2013 của Chính phủ)

 

I. Tham nhũng là gì? (Khoản 2 Điều 1 Luật Phòng, chống tham nhũng)

Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi.

II. Các hành vi tham nhũng (Điều 3 Luật Phòng, chống tham nhũng; từ Điều 278 đến Điều 284 Bộ luật Hình sự 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 và Điều 3 Nghị định 59/2013/NĐ-CP ngày 17/6/2013 quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống tham nhũng)

Các hành vi tham nhũng gồm:

1. Tham ô tài sản: là lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý.

2. Nhận hối lộ: là lợi dụng chức vụ, quyền hạn, trực tiếp hoặc qua trung gian đã nhận hoặc sẽ nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác dưới bất kỳ hình thức nào để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ.

3. Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản: là hành vi lạm dụng chức vụ, quyền hạn của cá nhân để chiếm đoạt tài sản của người khác.

4. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi: là hành vi vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái công vụ gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, của xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân.

5. Lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi: là hành vi vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà vượt quá quyền hạn của mình làm trái công vụ  gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, của xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp  của công dân.

6. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng với người khác để trục lợi: là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, trực tiếp hoặc qua trung gian đã nhận hoặc sẽ nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác dưới bất kỳ hình thức nào để dùng ảnh hưởng của mình thúc đẩy người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm một việc thuộc trách nhiệm hoặc liên quan trực tiếp đến công việc của họ hoặc làm một việc không được phép làm.

7. Giả mạo trong công tác vì vụ lợi: là hành vi vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn thực hiện một trong các hành vi sau đây:

- Sửa chữa, làm sai lệch nội dung giấy tờ, tài liệu;

- Làm, cấp giấy tờ giả;

- Giả mạo chữ ký của người có chức vụ, quyền hạn.

8. Đưa hối lộ, môi giới hối lộ được thực hiện bởi người có chức vụ, quyền hạn để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương vì vụ lợi bao gồm những hành vi sau đây:

- Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để được nhận cơ chế, chính sách có lợi cho cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương;

- Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để được ưu tiên trong việc cấp ngân sách cho cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương;

- Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để được giao, phê duyệt dự án cho cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương;

- Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để được nhận danh hiệu thi đua, danh hiệu vinh dự nhà nước đối với tập thể và cá nhân;

- Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để được cấp, duyệt các chỉ tiêu về tổ chức, biên chế nhà nước cho cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương;

- Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để không bị kiểm tra, thanh tra, điều tra, kiểm toán hoặc để làm sai lệch kết quả kiểm tra, thanh tra, điều tra, kiểm toán;

- Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để được nhận các lợi ích khác cho cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương.

9. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản của Nhà nước vì vụ lợi bao gồm những hành vi sau đây:

- Sử dụng tài sản của Nhà nước vào việc riêng;

- Cho thuê, cho mượn tài sản của Nhà nước trái quy định của pháp luật;

- Sử dụng tài sản của Nhà nước vượt chế độ, định mức, tiêu chuẩn.

10. Nhũng nhiễu vì vụ lợi: là hành vi cửa quyền, hách dịch, gây khó khăn, phiền hà khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ nhằm đòi hỏi, ép buộc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác phải nộp những khoản chi phí ngoài quy định hoặc phải thực hiện hành vi khác vì lợi ích của người có hành vi nhũng nhiễu.

11. Không thực hiện nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi: là hành vi cố ý không thực hiện trách nhiệm mà pháp luật quy định cho mình để triển khai nhiệm vụ, công vụ được giao hoặc không thực hiện đúng về thẩm quyền, trình tự, thủ tục, thời hạn liên quan đến nhiệm vụ, công vụ của mình vì vụ lợi.

12. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật vì vụ lợi; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án vì vụ lợi bao gồm những hành vi sau đây:

- Sử dụng chức vụ, quyền hạn, ảnh hưởng của mình để che giấu hành vi vi phạm pháp luật hoặc giúp giảm nhẹ mức độ vi phạm pháp luật của người khác;

- Sử dụng chức vụ, quyền hạn, ảnh hưởng của mình để gây khó khăn cho việc kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án hoặc làm sai lệch kết quả các hoạt động trên.

 

Chỉ đạo biên tập:   Nguyễn Quang Việt

Biªn tËp:   Phạm Thị Cẩm Tú

 


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



 Bình luận


Mã xác thực không đúng.
    Bản đồ hành chính
     Liên kết website
     Bình chọn
    Thống kê: 84.611
    Online: 3