ỦY BAN NHÂN DÂN           CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

  XÃ QUANG VĨNH                                  Độc lập- Tự do- Hạnh phúc

 

 
 

 

 

 

 

HĐPHPBGDPL - BAN TƯ PHÁP

CHƯƠNG TRINH TUYEN TRUYỀN, PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TREN HỆ THỐNG TRUYỀN THANH CỦA ĐỊA PHƯƠNG NĂM 2024

ĐỀ CƯƠNG TUYÊN TRUYỀN

MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬT NVQS NĂM 2015

 

 
 

 

 

 

 Luật nghĩa vụ Quân sự năm 2015 được Quốc hội khoá XIII, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 19/6/2015 (Luật số 78/2015/QH13, gồm 9 Chương 62 Điều); Chủ tịch nước Trương Tấn Sang ký Lệnh công bố Luật vào ngày 3-7-2015, có hiệu lực thi hành ngày 01/01/2016.

CHƯƠNG III

PHỤC VỤ CỦA HẠ SĨ QUAN, BINH SĨ TẠI NGŨ

VÀ HẠ SĨ QUAN, BINH SĨ DỰ BỊ

Mục 1: Phục vụ của Hạ sĩ quan, binh sỹ tại ngũ.

Điều 21: Thời hạn phục vụ tại ngũ của HSQ, binh sỹ tại ngũ.

  1. Thời hạn phục vụ tại ngũ trong thời bình của HSQ, binh sỹ là 24 tháng.

2. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng được quyết định kéo dài thời hạn tại ngũ của HSQ, binh sĩ nhưng không quá 6 tháng trong trường hợp sau đây.

a. Để bảo đảm nhiệm vụ săn sàng chiến đấu;

b. Đang thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, cứu hộ cứu nạn.

3 Thời hạn phục vụ của Hạ sĩ quan, binh sĩ trong tình trạng chiến tranh hoặc tình trạng khẩn cấp về quốc phòng được thực hiện theo lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ.

Điều 22: Cách tính thời gian phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, binh sĩ.

1. Thời gian phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, binh sĩ được tính từ ngày giao, nhận quân; trong trưòng hợp không giao, nhận quân tập chung thì tính từ ngày đơn vị Quân đội tiếp nhận đến khi được cấp có thẩm quyền quyết định xuất ngũ.

CHƯƠNG IV

NHẬP NGŨ VÀ XUẤT NGŨ TRONG THỜI BÌNH

Mục 1. Gọi công dân nhập ngũ

Điều 30: Độ tuổi gọi nhập ngũ

Công dân đủ 18 tuổi được gọi nhập ngũ; độ tuổi gọi nhập ngũ từ đủ 18 tuổi đến 25 tuổi; công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi.

 

 

 

Điều 33. Số lần, thời điểm, gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân trong năm

Hằng năm, gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân một lần vào tháng 2 hoặc tháng 3; trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh được gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân lần thứ hai. Đối với địa phương có thảm họa hoặc dịch bệnh nguy hiểm thì được điều chỉnh thời gian gọi nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân.

Điều 36. Hội đồng nghĩa vụ quân sự

1. Ủy ban nhân dân các cấp thành lập Hội đồng nghĩa vụ quân sự để giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp thực hiện pháp luật về nghĩa vụ quân sự.

2. Thành phần của Hội đồng nghĩa vụ quân sự các cấp:

b) Hội đồng nghĩa vụ quân sự cấp xã gồm:

Chủ tịch Hội đồng nghĩa vụ quân sự là Chủ tịch Ủy ban nhân dân;

Phó chủ tịch thường trực Hội đồng nghĩa vụ quân sự là Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự;

Phó chủ tịch Hội đồng nghĩa vụ quân sự là Trưởng công an;

Các ủy viên Hội đồng nghĩa vụ quân sự là người đứng đầu Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Y tế; công chức tư pháp-hộ tịch, tài chính-kế toán; một số thành viên khác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân quyết định.

3. Hội đồng nghĩa vụ quân sự làm việc theo nguyên tắc tập thể; nghị quyết của Hội đồng phải được quá nửa tổng số thành viên biểu quyết tán thành; chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân cùng cấp về việc thực hiện nghĩa vụ quân sự tại địa phương.

Điều 39. Nhiệm vụ của Hội đồng nghĩa vụ quân sự cấp xã

1. Giúp Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về nghĩa vụ quân sự; tổ chức cho công dân đăng ký nghĩa vụ quân sự và khám sức khỏe.

2. Báo cáo Ủy ban nhân dân cấp xã và Hội đồng nghĩa vụ quân sự cấp huyện danh sách công dân được gọi nhập ngũ, tạm hoãn gọi nhập ngũ, miễn gọi nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân.

3. Tổ chức cho công dân thực hiện lệnh gọi nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân; lệnh tập trung huấn luyện, diễn tập, lệnh kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu.

4. Giúp Ủy ban nhân dân cấp xã kiểm tra, hướng dẫn các cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc thực hiện chính sách hậu phương quân đội và quản lý công dân trong diện phải thực hiện nghĩa vụ quân sự ở địa phương.

5. Giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong việc thực hiện pháp luật về nghĩa vụ quân sự.

Mục 2. Tạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ

Điều 41: Tạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ.

1. Tạm hoãn gọi nhập ngũ đối với những công dân sau đây:

a. Chưa đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo kết luận của Hội đồng khám sức khỏe;

b. Là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động; trong gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn thiên tai, dịch bệnh nguy hiển gây ra được ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận;

c. Một con của bệnh binh người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 61% - 80%;

d. Có anh, chị hoặc em ruột là HSQ, BS đang phục vụ tại ngũ; HSQ, CS thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân;

đ. Người thuộc diện di dân, giãn dân trong 3 năm đầu đến các xã đặc biệt khó khăn theo dự án phát triển kinh tế xã hội của Nhà nước do UBND cấp tỉnh trở nên quyết định;

e. Cán bộ công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác làm việc ở vùng có điều kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật;

g. Đang học tại cơ sở giáo dục phổ thông, đang được đào tạo trình độ Đại học hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục Đại học, trình độ cao đẳng hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo.

2. Miễn gọi nhập ngũ đối với các công dân sau đây:

a. Con của liệt sĩ, con của thương binh hạng 1;

b. Một anh hoặc một em trai của liệt sĩ;

c. Một con của thương binh hạng 2; một con của bệnh binh bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên, một con của người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;

d. Người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, Công an nhân dân;

đ. Cán bộ công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác làm việc ở vùng có điều kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật từ 24 tháng trở nên.

3. Công dân thuộc diện tạm hoãn gọi nhập ngũ quy định tại khoản 1 Điều này nếu không còn lý do tạm hoãn thì được gọi nhập ngũ.

Công dân thuộc diện được tạm hoãn hoặc miễn gọi nhập ngũ được quy định tịa khoản 1, khoản 2 Điều này, nếu tình nguyện thì được xem xét tuyển chọn và gọi nhập ngũ.

4. Danh sách công dân thuộc diện được tạm miễn và tạm hoãn gọi nhập ngũ phải được niêm yết công khai tại trụ sở UBND cấp xã, cơ quan, tổ chức trong thời hạn 20 ngày.

Điều 42. Thẩm quyền quyết định tạm hoãn gọi nhập ngũ, miễn gọi nhập ngũ và công nhận hoàn thành nghĩa vụ quân sự tại ngũ

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định tạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ quy định tại Điều 41 của Luật này.

2. Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp huyện quyết định công nhận hoàn thành nghĩa vụ quân sự tại ngũ đối với công dân quy định tại khoản 4 Điều 4 của Luật này.

CHƯƠNG VI

CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH VÀ NGÂN SÁCH BẢO ĐẢM TRONG VIỆC THỰC HIỆN NGHĨA VỤ QUÂN SỰ

Điều 50: Chế độ, chính sách đối với HSQ, BS phục vụ tại ngũ, xuất ngũ và thân nhân.

1. Đối với HSQ, BS trong thời gian phục vụ tại ngũ:

a. Được bảo đảm cung cấp kịp thời đủ số lượng, đúng chất lượng về lương thực, thực phẩm, quân trang, thuốc phòng bệnh, chữa bệnh; được bảo đảm chổ ở, phụ cấp hàng tháng, nhu yếu phẩm và nhu cầu về văn hóa tinh thần phù hợp với tính chất nhiệm vụ của quân đội; được bảo đảm các chế độ trong những ngày lễ tết; được bảo đảm chăm sóc sức khỏe khi bị thương, bị ốm đau, bị tai nạn theo quy định của pháp luật;

b. Từ tháng thứ 13 trở đi được nghỉ phép theo chế độ; các trường hợp nghỉ vì lý do đột xuất khác do Bộ trưởng BQP quy định;

c. Từ tháng thứ 25 trở đi được hưởng thêm 250% phụ cấp quân hàm hiện hưởng hàng tháng;

d. Được tính nhân khẩu trong gia đình khi gia đình được giao, điều chỉnh diện tích nhà ở, đất xây dựng nhà ở và đất canh tác;

đ. Được tính thời hạn tại ngũ vào thời gian công tác;

e. Được ưu đãi về bưu chí;

g. Có thành tích trong chiến đấu, công tác, huấn luyện được khen thưởng theo quy định của pháp luật;

h. Trong trường hợp bị thương, bị bệnh khi làm nhiệm vụ thì được hưởng chế độ ưu đãi theo quy định của pháp luật.

i. Được nhà nước bảo đảm chế độ BHXH, BHYT theo quy định của Luật BHXH, Luật BHYT.

k. Được tạm hoãn trả không tính lãi xuất vay tiền ngân hàng chính sách xã hội mà trước khi nhập ngũ là thành viên hộ nghèo, học sinh sinh viên theo quy định của pháp luật.

l. Được ưu tiên trong tuyển sinh quân sự.

2. Đối với thân nhân HSQ, BS tại ngũ.

a. Bố mẹ đẻ, bố mẹ vợ hoặc bố mẹ chồng người nuôi dưỡng hợp pháp, vợ hoặc chồng, con đẻ, con nuôi hợp pháp của HSQ, BS tại ngũ được hưởng chế độ BHYT theo quy định của Luật BHYT, được hưởng trợ cấp khó khăn do ngân sách nhà nước bảo đảm;

b. Con đẻ, con nuôi hợp pháp của HSQ, BS tại ngũ được miễn giảm học phí khi học tại các cơ sở giáo dục phổ thông công lập và ngoài công lập theo quy định của pháp luật về chế độ miễn giảm học phí;

c. Trường hợp HSQ, BS tại ngũ hy sinh, từ trần trong khi làm nhiệm vụ thì gia đình được hưởng ưu đãi theo quy định của pháp luật.

3. Đối với HSQ, BS khi xuất ngũ

a. Được cấp tiền tàu xe đi đường, trợ cấp xuất ngũ;

b. Trước khi nhập ngũ đang học tập, hoặc có giấy gọi vào học tập tại các trường thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học thì được bảo lưu kết quả, được tiếp nhận vào học ở các trường đó;

c. Được trợ cấp việc làm;

d. Trước khi nhập ngũ đang làm việc tại cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị xã hội thì khi xuất ngũ cơ quan tổ chức đó phải có trách nhiệm tiếp nhận lại, bố trí việc làm và bảo đảm thu nhập không thấp hơn trước khi nhập ngũ, trường hợp cơ quan tổ chức đó đã giải thể thì cơ quan tổ chức cấp trên trực tiếp có trách nhiệm bố trí việc làm phù hợp;

đ. Trước khi nhập ngũ đang làm việc tại tổ chức kinh tế thì khi xuất ngũ tổ chức đó phải có trách nhiệm tiếp nhận lại, bố trí việc làm và bảo đảm tiền lương, tiền công tương xứng với việc làm, và tiền lương tiền công trước khi nhập ngũ; trường hợp tổ chức kinh tế đã chấm dứt hoặt động, giải thể hoặc phá sản thì việc giải quyết chế độ chính sách đối với HSQ, BS xuất ngũ được thực hiện như đối với người lao động của tổ chức kinh tế đó theo đúng quy định của Pháp luật;

e. Được giải quyết quyền lợi về BHXH theo quy định của Luật BHXH;

g. Đối với HSQ, BS xuất ngũ theo quy định tại khoản 1 Điều 43 và khoản 1 Điều 48 của Luật này khi về địa phương được chính quyền các cấp, cơ quan tổ chức ưu tiên xắp xếp việc làm và cộng điểm trong tuyển sinh, tuyển dụng công chức, viên chức trong thời gian tập sự được hưởng 100% mức lương và phụ cấp của ngành tuyển dụng tương ứng với trình độ đào tạo.

4. Chính phủ quy định chi tiết điều này.

Điều 58. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân các cấp

1. Chỉ đạo và tổ chức thực hiện pháp luật về nghĩa vụ quân sự tại địa phương.

2. Tổ chức việc đăng ký, quản lý công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự.

3. Chịu trách nhiệm về số lượng, chất lượng công dân nhập ngũ, thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân và công dân phục vụ trong ngạch dự bị Quân đội nhân dân.

4. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, kiểm tra cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện pháp luật về nghĩa vụ quân sự tại địa phương.

                                                            Quang Vĩnh, ngày    tháng   năm 2024

       Phê duyệt nội dung                                        Biên soạn nội dung

      CHỦ TỊCH HĐPHCTPBGDPL                  CÔNG CHỨC TƯ PHÁP

 

 

 

                                                                          Phạm Thị Cẩm Tú

 

 

                

         

Tệp đính kèm


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



 Bình luận


Mã xác thực không đúng.
    Bản đồ hành chính
     Liên kết website
     Bình chọn
    Thống kê: 84.462
    Online: 33